Tư thế cầm cán vợt như đang “bắt tay”. |
Đây là bài tập khá bổ ích dành cho những ai muốn cải thiện khả năng đập cầu của mình.
1. Cú đập mạnh phụ thuộc vào cổ tay rất nhiều. Một trong những điều kiện đầu tiên là phải tập để tăng cường lực cổ tay
2. Động tác đập. Khi cổ tay mạnh rồi nhưng đập không đúng kiểu cũng không thể phát huy được toàn bộ sức mạnh.
3. Nói gì thì nói, trong thể thao không thể bỏ qua thể lực. Đập mạnh thật mà được 2-3 quả rồi hết thở lực thì cũng không hiệu quả.
4. Đập mạnh thì cũng dễ đạt được, khó là làm sao đập cú nào là trúng tử huyệt đối phương cú đó. Điều này 1 phần do thiên phú, 1 lần là kinh nghiệm trận mạc. Đập mạnh mà toàn rúc lưới thì không hiệu quả. Cũng hiếm trường hợp đập mạnh tới mức cầu ở ngay trước mặt mà đối thủ không phản xạ gì.
5. Kỹ thuật toàn diện và đúng bài bản vẫn là tốt nhất. Nếu chỉ chú trọng vào đập thôi, đánh đỉnh cao thì chẳng ăn được ai, đánh phong trào thì tốn sức.
Sức mạnh: Rất quan trọng, 1 quả đập mang tính uy lực cao là một cú đập có sức mạnh. Muốn đập mạnh thì phải phối hợp các động tác một cách nhịp nhàng. Dùng sức của cổ tay không bao giờ mạnh được mà phải dùng sức mạnh toàn thân. Có hai từ để hiểu nhanh hơn đó là NHỊP NHÀNG và BỘP PHÁT. Độ chính xác phụ thuộc vào tốc độ ra đòn và khoảng cách phát lực.
Tốc độ ra đòn: Thật nhanh tiếp xúc vào cầu điều này làm cho những lỗi khi phát lực giảm tối thiểu vì nó có liên qua đến thói quen của bạn.
Khoảng cách phát lực: Thật ngắn, đây là yếu tố rất quan trọng để những quả đập có uy lực lớn. Rút ngắn được thời gian từ khi phát lực tới khi tiếp xúc vào cầu thì đó là khoảng cách phát lưc. Cái này còn có phần làm cho đường cầu khó đoán thêm.
Ngoài ra còn có một số yếu tố khác cũng quan trọng không kém đó là di chuyển .Thử hỏi các bạn không có vị trí thuận lợi thì làm sao có thể phối hợp các động tác lại cơ chứ. Trong một sec không phải lúc nào chúng ta cũng có vị trí thuận lợi để thực hiên động tác đập cầu tốt hơn chúng ta nên tự tạo ra vị trí đó.
Muốn đập mạnh thì phải di chuyển đến vị trí cầu sẽ rơi tự do trước, nhảy lên đúng nhịp, đón cầu đúng tầm cái này chắc không cần giải thích vì ai chơi cũng biết, chỉ có điều hầu hết chạy chậm nên toàn bị đạp hơi ngửa ra sau nên muốn vít xuống bằng lực toàn thân là khó.
– Đập cầu là kỹ thuật dùng lực toàn thân nên việc phối hợp nhịp nhàng các bộ phận là quan trọng.
– Khi vung tay phải dấu được ý đồ là đâp hay chém hay phông …
– Khi tiếp cầu phải có tính đột biến cao. Có người toàn đập vào người mà người khác có đỡ nổi đâu vì họ giấu được ý đồ tấn công, tốc độ lại quá nhanh. Còn trong thì đấu thì tất nhiên không nên đập vào người vì gặp cao thủ họ bẻ tay cái là lên lưới nhặt cầu hai tay dâng trả lại liền.
Quả smash không phải là nhân tố quá quan trọng quyết định ván đấu. Nếu anh em nào quá ham smash, suốt trận chỉ biết smash và smash là tự giết mình + tự làm cho mình nhàm chán thôi. Nhưng mà đánh cầu lông mà không smash thì khó có thể ăn người ta. Do vậy, ngoài luyện tập quả smash cho mạnh, anh chi em nên tập thêm kỹ thuật + chiến thuật đa dạng sắc bén.
Có cần thiết thực hiện đập cầu ngay từ quả giao cầu của đối phương? Tất nhiên là không thể cứ búa lia lịa 4,5 phát liên tục như vậy rồi. Với lại đập hoài đối phương biết mà chuẩn bị trước thì đập sao mà ăn. Mà quả phát cầu thường rất khó đập. Tất nhiên là nguyên trận đấu không thể không attack lần nào ngay từ quả giao cầu của đối phương được. Làm vậy đối thủ đâu có sợ mình + để nó thoải mái múa may đẩy mình vào chỗ chết.
cảm ơn blog nha để mình tập xem sao
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa